I. -는/(으)ㄴ데
Phạm trù: Vĩ tố liên kết
Cấu tạo: Nối liền vế trước với vế sau. Đối với động từ thì dùng ‘-는데’, còn tính từ và vị từ 이다 thì dùng ‘-(으)ㄴ데.
Ý nghĩa: Với tư bổ trợ thông tin nhằm diễn đạt vế sau trong câu, đóng vai trò thiết lập bối cảnh hay tình huống
1. Trường hợp vế trước trở thành bối cảnh đối với sự việc của vế sau và đóng vai trò dẫn nhập:
Ví dụ:
- 아픈데 출근해요? (Cậu bị bệnh mà vẫn đi làm hả?)
- 답답한데 밖으로 나가자. (Ngột ngạt quá, ra ngoài thôi.)
- 어제 옷을 샀는데 색이 마음에 안 들어요. (Hôm qua tôi đã mua quần áo nhưng không ưng ý về màu sắc.)
2. Trường hợp miêu tả tình huống lúc hành động của vế sau xảy ra:
Ví dụ:
- 저녁을 먹는데 전화가 왔어요. (Tôi (đang) ăn tối thì có người gọi điện thoại đến.)
- 자판기에서 커피를 뽑는데 친구가 지나갔어요. (Tôi (đang) lấy cà phê từ máy bán tự động ra thì bạn đi qua.)
- TV를 보는데 엄마가 꺼 버렸어요. (Tôi (đang) xem TV thì mẹ tắt mất.)
- 신호 대기 중인데 갑자기 저 차가 이쪽으로 왔어요. (Đang chờ tín hiệu thì bỗng nhiên chiếc xe nọ chạy về phía này.)
3. Trường hợp vế trước và vế sau diễn tả quan hệ tương phản
Ví dụ:
- 한국의 봄은 따뜻한데 바람이 많아요. (Mùa xuân ở Hàn Quốc ấm áp nhưng gió nhiều.)
- 그 가수가 노래는 잘하는데 춤을 못춘다. (Ca sĩ đó hát hay nhưng không nhảy được.)
- 내가 일을 하는데 너는 드라마만 봐요. (Tôi thì làm việc còn cậu chỉ biết xem phim.)
II. –는/(으)ㄴ데도
Phạm trù: Vĩ tố liên kết
Cấu tạo: Vĩ tố liên kết –는/(으)ㄴ데 + trợ từ -도. Gắn vào sau vị từ để liên kết vế trước với vế sau. Dùng thì hiện tại và quá khứ, không dùng -겠chỉ tương lai suy đoán.
Ý nghĩa: Dù hành động hay trạng thái của vế trước có tồn tại nhưng hành động hay trạng thái của vế sau vẫn xảy ra mà không chịu ràng buộc gì.
Ví dụ:
- 어머니가 부르시는데도 대답을 안 한다. (Mẹ gọi mà vẫn không trả lời.)
- 날마다 청소를 하는데도 먼지가 많아요. (Dọn dẹp hàng ngày mà vẫn nhiều bụi.)
- 식후에는 꼭 이를 닦는데도 충치가 생겨요. (Luôn đánh răng sau khi ăn mà vẫn bị sâu răng.)
III. –는/-(으)ㄴ데요
Phạm trù: Vĩ tố kết thúc câu
Cấu tạo: Là sự kết hợp vĩ tố kết thúc câu -요vào sau vĩ tố liên kết -는데. Được dùng làm cách nói tôn trọng.
Ý nghĩa: Bằng cách không nói tiếp vế sau, dùng vĩ tố liên kết -는데, diễn tả hàm ý không bộc lộ trực tiếp tình cảm hay ý kiến trái với đối phương.
1. Trường hợp nghe lời đối phương rồi trả lời trong đối thoại.
- Diễn tả ý một cách gián tiếp bằng cách biểu hiện bối cảnh hay tình huống thể hiện suy nghĩ trái ý đối phương.
Ví dụ:
- 가: 이 잡채 맛 좀 보세요. ( Hãy nếm thử miến xào này đi.)
나: 제 입에 꼭 맞는데요 (Vừa miệng tôi lắm. (quá tuyệt).)
- 가: 우산을 가지고 가세요. ( Hãy mang theo ô mà đi.)
나: 비가 그쳤는데… (왜 우산을 가지고 가라고 그러세요?) [Mưa tạnh rồi mà… (sao lại bảo mang ô đi chứ?)]
2. Trường hợp diễn tả ngụ ý suy nghĩ của người nói, chứ không phải ứng đáp đối phương, hay trường hợp cảm thán.
Ví dụ:
- 아, 괴장한 미인인데! (Chà, tuyệt sắc giai nhân!)
- 이번 학기에는 장학금을 꼭 받아야 하는데. (Học kì này nhất định phải nhận được học bổng.)
- 단풍이 참 아름다운데요. (Cây phong lá đỏ thật là đẹp.)
Han Sarang
Deprecated: File Theme without comments.php is deprecated since version 3.0.0 with no alternative available. Please include a comments.php template in your theme. in /home/u389947243/domains/dgckorean.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6085