Tháng 06 vừa qua, Bộ lao động có đưa ra đạo luật mới với nội dung sẽ chấm dứt việc cung cấp danh sách các công ty cần tuyển dụng cho người nước ngoài và chỉ cung cấp danh sách “người tìm việc” cho những chủ tuyển dụng Hàn Quốc. Bộ lao động giải thích mục đích của đạo luật này là để ngăn ngừa các trung tâm môi giới can thiệp dụ dỗ người lao động đổi công ty để kiếm lời bất chính. Để ngăn chặn và không để nảy sinh những tổn thất do những trung tâm môi giới này gây ra, Bộ lao động đã dưa ra những giải pháp như: Các cơ quan chức năng của chính phủ sẽ phối kết hợp cùng truy quét những phần tử cư trú bất hợp pháp và các trung tâm môi giới. Bên cạnh đó, Bộ lao động còn nhấn mạnh sẽ tập trung điều tra những cá nhân (đoàn thể) có liên quan tới các trung tâm môi giới. Với những trường hợp phát hiện tuyển chọn, môi giới, tuyển dụng người lao động một cách bất hợp pháp sẽ phối hợp với công an để giải quyết.
Sự thực là người lao động nước ngoài luôn bị cưỡng chế lao động.
toan-canh-ve-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-trong-thang-8-va-92012 (2)
Liên đoàn chính sách công đồng Gyeongnam Busan đã đưa ra những vấn đề nhức nhối liên quan đến người lao động trong thời gian qua.Tổ chức này cũng chỉ ra cuộc sống sinh hoạt “như trong địa ngục” của rất nhiều người lao động nước ngoài. Một lao động đến từ Miama làm tại khu công nghiệp Noksan đã kể về cuộc sống “bị chửi rủa, bị chèn ép những vẫn phải cam chịu” như sau:
“Những người Hàn Quốc làm cùng luôn tìm cách chèn ép tôi. Cùng làm một công việc nhưng họ chỉ sai tôi. Nếu làm một mình, bị ra nhiều sản phẩm sai là họ chửi chúng tôi là “thằng này, thằng kia” ngay trước mặt tổ trưởng. Tôi cũng muốn được giải thích, được nói lên tiếng nói của mình. Nhưng với đạo luật mới này, khi không có danh sách của các công ty tuyển dụng thì việc tìm chỗ làm mới rất khó khăn.”
Một lao động có kinh nghiệm đổi công ty đến từ Philippin cũng chia sẻ: “Với tư cách là người lao động nước ngoài, chúng tôi có quyền được tự do lựa chọn nơi làm việc của mình, tùy thuộc vào công ty đó đối xử tốt hay xấu với chúng tôi. Chúng tôi không phải là nô lệ. Chúng tôi có những quyền con người, quyền của một người lao động chân chính. Với trường hợp của tôi, công ty tôi không cho tôi có được thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, đồ ăn cũng không đảm bảo. Nếu luật này được thi hành thì làm sao tôi có thể tìm được nơi làm tốt?
Một lao động khác đến từ Miama cũng cho biết: Chúng tôi đổi công ty vì những lý do như: công việc nguy hiểm, bị đánh đập hoặc bị chậm lương. Nếu không cho chúng tôi quyền đổi nơi làm việc thì chúng tôi không biết sẽ xoay sở như thế nào.
Tiếng nói của người lao động để bảo vệ quyền lao động và đối phó với các chính sách của Bộ lao động
Ủy ban chính sách cộng động Gyeongnam Busan (được cấu thành bởi các tổ chức như Trung tâm người lao động nước ngoài Ulsan, Yangsan, Hội người nước ngoài, Liên đoàn nhân quyền lao động, Nhà thờ dành cho người nước ngoài Busan, Văn phòng của Tổng liên hiệp hội lao động Busan, Trung tâm nhân quyền người nước ngoài Kimhae, Trung tâm tư vấn lao động Catholic…) sáng ngày 01 vừa qua đã mở cuộc họp báo tại trước Sở lao động thành phố Busan nhằm đòi Bộ lao động phải dỡ bỏ đạo luật cưỡng ép chế độ “nô lệ lao động”.
Liên đoàn lao động Gyeoannam Busan gửi đơn khiếu nại tới Bộ lao động. Liên đoàn lao động Gyeongnam Busan cho biết: Sự bất mãn của người lao động nước ngoài ngày càng dâng cao. Những tổ chức của từng quốc gia đã tập hợp lại với nhau để thực hiện phong trào thu thập chữ ký phản đổi chính sách mới của Bộ lao động.
Tổ chức ngày ngày 25 tháng 7 vừa qua đã tổ chức họp báo ngay tại Trung tâm tuyển dụng lao động Busan. Và những lao động đến từ Việt Nam đã nộp 48 lá đơn khiếu nại lên trung tâm tuyển dụng lao động Busan. Trong ngày này, Liên đoàn lao động Gyeongnam Busan cũng đã nộp thêm 30 bản khiếu nại của nhiều nước khác nhau. Tổ chức này cũng dự định sẽ nộp tiếp 80 lá đơn tới Sở lao động tuyển dụng thành phố Busan, họ cũng sẽ gửi các bản fax tới Văn phòng chính sách tuyển dụng Busan thuộc Bộ lao động.
Sau đây là trích đoạn trong những lá thư khiếu nại của người lao động:
toan-canh-ve-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-trong-thang-8-va-92012 (3)
“Chúng tôi không phải là nô lệ. Hãy tôn trọng chúng tôi như những con người.”
“Tôi nghĩ đây là việc không đúng. Với tư cách là người lao động nước ngoài, chúng tôi có quyền được tự do lựa chọn nơi làm việc của mình, tùy thuộc vào công ty đó đối xử tốt hay xấu với chúng tôi. Chúng tôi không phải là nô lệ. Chúng tôi có những quyền con người, quyền của một người lao động chân chính. Với trường hợp của tôi, công ty tôi không cho tôi có được thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, đồ ăn cũng không đảm bảo. Nếu luật này được thi hành thì làm sao tôi có thể tìm được nơi làm tốt? Nếu công ty từ chối cho tôi được chuyển nơi làm việc thì phải tăng lương và có chính sách đãi ngộ hợp lý cho chúng tôi theo luật lao động để chúng tôi có môi trường làm việc tốt hơn. Hãy tôn trọng chúng tôi như những con người.”
“Nếu môi trường làm việc an toàn, chúng tôi sẽ không đổi công ty.”
“Chúng tôi đổi công ty vì có những lý do như: công việc nguy hiểm, bạo lực, chậm trả tiền lương…Nếu không được đổi công ty thì chúng tôi sẽ thế nào? Phải chịu đựng chăng? Tại sao không nghĩ đến những điều tốt đẹp cho chúng tôi? Nếu chúng tôi được tăng lương, được làm việc trong những môi trường an toàn, tiện lợi thì sẽ chẳng có người lao động nào muốn đổi công ty.”
“Nếu thi hành chế độ này thì lao động bất hợp pháp sẽ ngày một tăng lên!”
Đây là luật chỉ nghĩ cho người tuyển dụng mà không hề quan tâm tới người lao động nước ngoài. Nếu luật này được thi hành thì người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Những luật mới phát sinh tại Trung tâm hỗ trợ việc làm chỉ làm cho chúng tôi thêm khó khăn. Nếu việc này tiếp tục diễn ra thì người lao động bất hợp pháp sẽ ngày càng tăng lên. Luật này không chỉ cưỡng đoạt quyền lợi của người lao động nước ngoài mà còn làm tăng cao tỉ lệ lao động bất hợp pháp.”
“Hãy tạo nên những luật bảo vệ cho quyền lợi của người lao động nước ngoài!”
“Thật khó khăn. Khi nghe tới đạo luật này tôi thấy vô cùng bức xúc. Với luật này, sắp tới sẽ có thêm nhiều lao động bất hợp pháp. Nếu chủ tuyển dụng tốt (bảo vệ quyền lợi cho chúng tôi) thì chẳng ai muốn đổi công ty. Hãy giúp đỡ chúng tôi. Hãy tạo ra những luật bảo vệ quyền lợi của người lao động nước ngoài như chúng tôi.” Bộ lao động hãy dỡ bỏ đạo luật “nô lệ lao động”
“Chúng tôi không phải là những nô lệ mất tự do, chỉ biết làm việc theo sự sai bảo. Tại sao Bộ lao động lại coi thường ý kiến của những người lao động nước ngoài? Hãy lắng nghe những câu chuyện, những nỗi khó khăn của chúng tôi.”
Bộ lao động vẫn quyết tâm duy trì luật không cung cấp danh sách công ty tuyển dụng cho người lao động nước ngoài.
Bộ lao động có khả năng sẽ loại bỏ mục phạt đối với những lao động nước ngoài từ chối kế hoạch tuyển dụng mà “không có lý do hợp lý”. Trước đây, trong trường hợp này người lao động sẽ bị gạch tên khỏi danh sách tư vấn việc làm trong vòng 2 tuần trong tổng số thời gian cho phép kiếm việc mới là 3 tháng.
Theo người liên quan của Bộ lao động cho biết thì điều khoản “phạt” trong luật mới là để cảnh cáo những trường hợp làm việc không chăm chỉ nhưng vẫn muốn chuyển xưởng và Bộ lao động cũng đang nghiên cứu đến giải pháp có thể dỡ bỏ đạo luật này nếu như ngày càng nhiều những chỉ trích phê phán chính sách mới “hại nhiều hơn lợi”. Theo đó, Bộ lao động hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn điều khoản phạt (loại bỏ người lao động khỏi danh sách tiến cử xin việc trong vòng 2 tuần) hoặc sẽ tiến hành điều tra từng trường hợp một cách cụ thể, minh bạch, tránh trường hợp làm sai sự thật. Tuy nhiên, Bộ lao động vẫn giữ lại quy định chỉ cung cấp danh sách “người tìm việc” cho các chủ tuyển dụng.
Cũng theo giải thích của người có liên quan của Bộ lao động thì: trong thời gian qua, Bộ lao động đã cung cấp không giới hạn danh sách các công ty tìm việc cho người lao động nước ngoài nhưng những thông tin tìm việc này lại rơi vào tay các trung tâm môi giới. Vì vậy, Bộ lao động sẽ không cung cấp bất cứ một thông tin nào khác nhằm tạo điều kiện cho các trung tâm môi giới “tự tung tự tác” như trước.
Về vấn đề người xin việc sẽ phải đợi liên lạc của các chủ tuyển dụng, Bộ lao động đảm bảo: sẽ tăng cường chức năng của các trung tâm tuyển dụng người nước ngoài của chính phủ đang hoạt động. Người lao động nước ngoài có thể được nhận tư vấn tay đôi (1:1) và đăng ký đổi công ty với cán bộ phụ trách tư vấn tuyển dụng để được cung cấp thông tin một cách cụ thể và trực tiếp nhất. Bên cạnh đó, đạo luật này sẽ được thi hành với những điểm mới được cải thiện như: trong quá trình liên lạc, truyền đạt, cung cấp thông tin của người tìm việc cho nhà tuyển dụng sẽ được Trung tâm hỗ trợ tư vấn việc làm thông báo trực tiếp cho người lao động qua tin nhắn.
Tuy nhiên, có thêm một vấn đề cần nói đến ở đây là sự thiếu hụt về mặt nhân sự tại các trung tâm, trung bình cứ một cán bộ tư vấn sẽ phải tiếp 400 người lao động đăng ký xin việc làm. Trên toàn quốc có khoảng 60 Trung tâm tư vấn việc làm cho người lao động và khoảng 140~150 cán bộ phụ trách công việc nhận đơn xin đăng ký chuyển nơi làm việc. Mỗi năm có khoảng 70.000 lao động đăng ký xin chuyển nơi làm việc, như vậy tính ra một nhân viên phụ trách sẽ phải tiếp nhận 400 đơn đăng ký.
Có một điểm được đánh giá là tích cực trong đạo luật mới này là Bộ lao động sẽ không đưa quy định về giới hạn được đổi nơi làm việc (trước đây được giới hạn trong 3 lần). Nếu lý do chuyển công ty không phải do trách nhiệm của người lao động, không phải do bãi công hay đình công thì người lao động sẽ không bị giới hạn số lần xin nộp đơn chuyển nơi làm việc. Và sắp tới, trong những trường hợp như: huỷ cấp phép tuyển dụng, giới hạn tuyển dụng hay điều kiện làm việc sai khác với hợp đồng tuyển dụng, hoặc việc duy trì hợp đồng tuyển dụng trở nên khó khăn do những lý do xã hội cơ bản thì số lần xin đổi nơi làm việc cũng không bị giới hạn. Người phát ngôn của Bộ lao động cũng giải thích thêm việc thi hành đạo luật mới bắt đầu từ ngày 01 tháng 08 này là để giúp cho người lao động thuận lợi hơn trong việc chuyển nơi làm việc và góp phần ngăn chặn hoạt động của các trung tâm môi giới.
Phản đối việc Bộ tư pháp Hàn Quốc phân biệt đối xử, coi người lao động nước ngoài là tội phạm tiềm ẩn, nguyên nhân lây nhiễm bệnh.
Việc chính phủ Hàn Quốc phát biểu về chính sách tăng cường kiểm tra tình trạng sức khoẻ và tiền án tiền sự đối với những nhóm lao động không chuyên đã vấp phải sự lên án gay gắt của dự luận. Đối tượng mà Bộ tư pháp chỉ rõ ở đây chính là những lao động nước ngoài đến từ khu vực Châu Á làm việc trong các ngành nghề như: thuyền viên, thực tập sinh, các lao động nhập cảnh vào Hàn Quốc theo chế độ tuyển dụng lao động cơ bản. Lý do mà Bộ tư pháp đưa ra là: do tội phạm người nước ngoài ngày càng hoạt động theo hướng tổ chức hoá và hành vi phạm tội cũng hung tợn hơn. Bên cạnh đó là những nguy cơ của những căn bệnh truyền nhiễm do sự xâm nhập của các nhân tố được cho là từ nước ngoài đem vào.
Các tổ chức nhân quyền và bảo vệ người lao động nước ngoài đã lên án Bộ tư pháp không đưa ra được những bằng chứng cụ thể và xác thực. Thời gian qua, chính phủ Hàn Quốc liên tục đưa ra những thông tin về sự gia tăng của tội phạm người nước ngoài nhưng trong thực tế không hề thấy xuất hiện những tội phạm mang tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm. Trái lại, bản thân chính phủ Hàn Quốc luôn tổ chức những cuộc càn quét, đột nhập vào nhà, công xưởng nơi những người lao động sinh sống, làm việc, tổ chức lấy dấu vân tay…tiến hành những hoạt động đàn áp, đe doạ người nước ngoài.
Không chỉ thế, Bộ tư pháp còn giải thích cho lý do gia tăng những căn bệnh truyền nhiễm là: ngày càng có nhiều người nước ngoài, đặc biệt từ các nước kém phát triển bị phát hiện mắc căn bệnh hen suyễn. Và bệnh từ các nước kém phát triển là “do những người từ các nước kém phát triển lây truyền”.
Sự gia tăng của căn bệnh hen suyễn chính là do tầng lớp người nghèo trong xã hội Hàn Quốc ngày càng nhiều. Bên cạnh đó trong thời đại hội nhập, tiếp nhận các nền văn hoá khác nhau thì việc xuất hiện những căn bệnh khác nhau cũng là hệ quả tất yếu. Chính phủ không kiểm tra kỹ càng mà đã vội vàng kết luận về nguyên nhân lây nhiễm như trên là thiếu xác thực. Theo đó, chính sách này của Bộ tư pháp Hàn Quốc không khác gì việc đổ cho người lao động nước ngoài là những “tội phạm tiềm ẩn”, “nguy cơ lây nhiễm bệnh”- đây chính là biểu hiện của việc phân biệt chủng tộc. Nếu để đạo luật này cũng những quan niệm thiếu xác thực, phiến diện trên phổ biến trong xã hội Hàn Quốc sẽ rất khó khăn trong quá trình hội nhập đa văn hoá cũng như để lại ấn tượng xấu về người lao động đến từ khu vực Châu Á (Theo AWN)
Thông tin và một số chú ý cho người lao động khi tham gia biểu tình
toan-canh-ve-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-trong-thang-8-va-92012 (4)
Vào lúc 14 h ngày 23-9-2012 tại Ga Seoul (서울역) sẽ tổ chức cuộc biểu tình của lao động nhập cư trên toàn quốc nhằm mục đích yêu cầu Bộ Lao Động rút lại luật chuyển xưởng đã thi hành vào ngày 1-8 vừa qua đồng thời yêu cầu cải tiến môi trường sinh hoạt và làm việc cho lao động nhập cư. Việc biểu tình tại Hàn Quốc không phải là việc xa lạ. Những trung tâm lớn như Ga Seoul, Ga Busan, Quảng trường Gwanghwamun…luôn là nơi tụ họp của những cá nhân hay tổ chức có khiếu nại với chính phủ. Ngay trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, tại Ga Seoul cũng diễn ra cuộc biểu tình lớn của đông đảo người lao động mà cụ thể là những người tham gia vào các ngành nghề: nông lâm nghiệp, sản xuất nhỏ…Khi tham gia biểu tình, chúng ta không còn là một cá nhân đơn lẻ mà cùng đoàn kết để nói lên tiếng nói của tập thể. Cuộc biểu tình của những người nước ngoài còn có một ý nghĩa lớn lao hơn. Ngoài mục đích đấu tranh đòi quyền lợi trực tiếp với chính phủ Hàn Quốc, cuộc biểu tình còn là cơ hội để chúng ta giới thiệu và chia sẻ với người Hàn
Quốc nói riêng, những người nước ngoài nói chung rằng chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến, công việc mà chúng ta đang làm…Để có thể tạo nên một cuộc biểu tình thành công và tranh thủ được sự đồng lòng ủng hộ của người Hàn Quốc, có một số điểm chính mà người lao động cần chú ý khi tham gia biểu tình tại Hàn Quốc như sau:
1. Trước khi tham gia biểu tình, tìm hiểu kỹ về nội dung, nguyên nhân, mục đích, động cơ của cuộc biểu tình mà mình sẽ tham dự. Theo đó, thông báo và truyền đạt lại thông tin chính xác cho những người xung quanh để cùng tham gia biểu tình.
2. Khi tham gia biểu tình phải tuyệt đối tuân theo chỉ đạo của những người phụ trách và di chuyển, hoạt động theo đoàn thể.
3. Tập trung lắng nghe những phát biểu, chia sẻ những nội dung được thông báo trong suốt cuộc biểu tình.
4. Thường khi tham gia biểu tình theo đoàn thể sẽ có đồng phục riêng, nhưng nếu không có điều kiện thì người tham gia biểu tình cần chú ý chuẩn bị trang phục lịch sự, nhã nhặn (không mặc quần đùi, áo hai dây, trang phục có màu sắc sặc sỡ…)
5. Giữ gìn văn minh nơi công cộng (không tự do ăn uống tại địa điểm không phù hợp, không la hét hay nói chuyện riêng trong khi biểu tình.
6. Trước, trong và sau khi biểu tình luôn giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh bằng cách không xả rác bừa bãi, cùng nhau dọn dẹp khu vực biểu tình sau khi cuộc biểu tình kết thúc.
7. Sau khi tham dự biểu tình, chia sẻ những kiến thức và thông tin nắm bắt được trong cuộc biểu tình với những người xung quanh.
Mời các bạn tham khảo hình ảnh biểu tình của những lao động Hàn Quốc tại Ga Seoul
toan-canh-ve-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-trong-thang-8-va-92012 (5)
toan-canh-ve-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-trong-thang-8-va-92012 (6)
toan-canh-ve-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-trong-thang-8-va-92012 (7)
( Nguồn: Thông tin Hàn Quốc)
Bài viết cùng chủ đề
QUAN HỆ VIỆT–HÀN: MỘT SỐ NÉT TIÊU BIỂU
Quan Hệ Ngoại Giao Chính Trị Tháng 4/1992 Hội ý...
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ CỦA NGƯỜI...
1. Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ trong văn hóa...
HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM SẼ BẮT ĐẦU VÒNG ĐÀM...
Hàn Quốc và Việt Nam công bố sẽ chính thức...
Đăng ký ngay nhận nhiều ưu đãi
Trung tâm còn có nhiều chính sách ưu đãi cho tất cả học viên như là các chính sách giảm học phí, chính sách bảo lưu… Nếu học viên vắng không theo kịp bài giảng, trung tâm sẽ sắp xếp giáo viên dạy kèm vào buổi hôm sau, để đảm bảo tiến độ học tập của học viên.
Chương trình học » Đăng ký học »
Deprecated: File Theme without comments.php is deprecated since version 3.0.0 with no alternative available. Please include a comments.php template in your theme. in /home/u389947243/domains/dgckorean.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6085