QUAN HỆ VIỆT–HÀN: MỘT SỐ NÉT TIÊU BIỂU

QUAN HỆ VIỆT–HÀN: MỘT SỐ NÉT TIÊU BIỂU

06 / 06 / 2021 - Tìm hiểu Hàn Quốc


Quan Hệ Ngoại Giao Chính Trị

Tháng 4/1992 Hội ý thành lập Ban đại diện liên lạc giữa hai nước

Tháng 8/1992 Thành lập ban đại diện liên lạc tại Việt Nam

Tháng 10/1992 Thành lập Đại sứ quán, thiết lập quan hệ ngoại giao

Tháng 11/1993Thành lập Tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ đại sứ quán

1. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam:

Địa chỉ: Tầng 4, toà nhà Daeha, số 360 Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-38315110-6

Fax: 84-04-38315117

Email: korembviet@mofat.go.kr

2. Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City 107 Nguyen Du Str., Dist.1

Điện thoại: 08-38225757

Fax: 08-38225750

Email: hcm02@mofat.go.kr

Quan Hệ Kinh Tế

Mậu dịch

Quy mô trao đổi thương mại hai nước liên tục tăng lên kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay.

Năm 2008 tăng 9,84 tỷ USD (xuất khẩu tăng 7,8 tỷ USD; nhập khẩu tăng 2 tỷ USD; thặng dư cán cân thương mại 5,76 tỷ USD)

Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là: Về xuất khẩu (nhiên liệu đốt, dệt may, máy móc vận tải, sản phẩm hóa dầu, thép).

Nhập khẩu (thủy sản, nhiên liệu đốt, dệt may, nông sản).

Quy mô xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt năm 2008 tăng 35,5% so với năm 2007 và đạt 7,8 tỷ USD.

Nhập khẩu tăng 46,4% so với năm 2007 và đạt 2 tỷ USD. Thặng dư cán cân thương mại là 5,7 tỷ USD.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu lớn thứ 10 của Hàn Quốc.

Trong khi Hàn Quốc trở thành đối tác trao đổi thương mại lớn thứ 6 của Việt sau Trung Quốc (20,2 tỷ USD); Nhật (16,8USD); Mỹ (14,5 tỷ USD); (12,1 tỷ USD); Đài Loan (9,8 tỷ USD).

Quy mô trao đổi thương mại hai bên gấp 20 lần so với năm 1992 (490 triệu USD).

Đầu tư tại Việt Nam

Tính Đến ngày 20 tháng 7 năm 2011, Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 12.959 dư án, tổng vốn đầu tư là 2033000000000 (USD).

Trong đó, 2.823 dư án là của Hàn Quốc với số vốn đầu tư là 234.000.000.000 (US $) dẫn đầu Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Thương mại Việt-Hàn

Tình hình người Hàn Quốc tại Việt Nam

Tổng số người tạm trú (tiêu chuẩn tháng 1/2010):

– Hà Nội và khu vực lân cận: Khoảng 5.000 người

– Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận: khoảng 80.000 người

Người Hàn Quốc tạm trú ở Việt Nam đại đa số là nhân viên của các công ty được gửi sang quản lý chi nhánh và gia đình của họ, đồng thời cũng có du học sinh.Hầu hết người Hàn sống ở TP.HCM là doanh nhân cùng với gia đình của họ.

Một số người Hàn sống ở Việt Nam trước đây sau đó chạy sang các nước khác như Úc, Ả Rập, Thái Lan… vào năm 1975, bây giờ đang quay trở lại để làm kinh doanh tại TP.HCM.

Các tổ chức Hàn Quốc tại TP.HCM:
– Hiệp hội Hàn Quốc (The Korean Association)
– Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (The Korean Business Association)
– Hiệp hội Đầu tư Hàn Quốc (The Korean Investment Association)

– Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc (The Korean Constructional Association)

-Hiệp hội Trang phục Hàn Quốc (The Korean Apparel Association)

Người Việt gốc Hàn:
– Có khoảng 1,500 con lai người Hàn sống tại TP.HCM, hầu hết đều đã kết hôn hay sắp kết hôn. (Trước năm 1975, nhiều kĩ sư người Hàn đến làm việc tại Việt Nam, sau đó sống chung hay kết hôn với phụ nữ Việt Nam. Hầu hết con cái của họ đều gia nhập quốc tịch Việt Nam.)

– Hiện nay, một số con lai người Hàn đang theo học tại các trung tâm dạy tiếng Việt hay trung tâm đào tạo nghề được tài trợ bởi các tổ chức hay cá nhân người Hàn Quốc.

Viện trợ có vốn từ quỹ hợp tác và phát triển kinh tế (EDCF)

Dự án hợp tác không hoàn lại đối với Việt thực hiện sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992.
Giữa những năm 90 về sau, Việt là nước được ưu tiên viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật của Hàn Quốc.
Từ năm 1991 đến nay, trong 18 năm qua KOICA liên tục tăng viện trợ không hoàn lại cho Việt nam. Bắt đầu từ năm 2004 đến nay, mỗi năm viện trợ 9 triệu 737 nghìn USD, tổng quy mô viện trợ trong 18 năm qua (1991~2008) là 90 triệu 490 nghìn USD, bình quân mỗi năm viện trợ 5 triệu 30 nghìn USD.

Thống kê về viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc tại Việt Nam (đơn vị: nghìn USD)

Tính đến nay, KOICA đã gửi 2.101 nghiên cứu sinh, 52 chuyên gia, 279 tình nguyện viên, các đoàn y tế, dạy Taekwondo sang Việt Nam, 7 dự án điều tra phát triển, viện trợ hàng hóa 681 nghìn USD, viện trợ khẩn cấp 576 nghìn USD, 32 dự án và 14 tổ chức phi chính phủ.
Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam của Hàn Quốc được đánh giá là thi hành nhanh chóng, hỗ trợ trọng tâm cho lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, phối hợp chặt chẽ với kế hoạch phát triển của Việt Nam (ví dụ: phát triển khu vực nghèo ở các địa phương như miền Trung, đào tạo dạy nghề, khoa học công nghệ…) và có hiệu quả cao.

Các dự án chính:
– Viện trợ xây dựng trường hợp, bệnh viện ở miền Trung.
– Viện trợ thành lập và hoạt động trường kỹ thuật công nghiệp Việt – Hàn
– Viện trợ thành lập phòng giao dịch chứng khoán
– Viện trợ thành lập và hoạt động trường đào tạo việc làm

Xây dựng trung tâm khoa học kỹ thuật Việt – Hàn
Đặc biệt gần đây đã viện trợ (2 triệu USD năm 01-02) cho xây dựng 40 trường tiểu học và xây dựng bệnh viện (3 triệu USD năm 02-04) ở khu vực miền Trung. Năm 2007, trường cao đẳng Công nghệ thông tin Việt – Hàn đã được khai trương tại Đà Nẵng, đây là dự án được thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước vào năm 2007 với quy mô 10 triệu USD. Dự án xây dựng bện viện đa khoa ở khu vực miền Trung bằng viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc là 35 triệu USD hiện đang trong thời gian thực hiện.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Tìm Hiểu Con Người Hàn Quốc

Tìm Hiểu Con Người Hàn Quốc

Vào thế kỷ thứ 7, rất nhiều quốc gia của...

Những khu chợ truyền thống tại Hàn Quốc

Những khu chợ truyền thống tại Hàn Quốc

Bên cạnh những khu trung tâm thương mại sầm uất,...

NGUY CƠ XÂM LĂNG VĂN HÓA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

NGUY CƠ XÂM LĂNG VĂN HÓA HÀN QUỐC VÀO VIỆT...

Về mặt trình độ nghệ thuật, chúng ta có thể...

Đăng ký ngay nhận nhiều ưu đãi

Trung tâm còn có nhiều chính sách ưu đãi cho tất cả học viên như là các chính sách giảm học phí, chính sách bảo lưu… Nếu học viên vắng không theo kịp bài giảng, trung tâm sẽ sắp xếp giáo viên dạy kèm vào buổi hôm sau, để đảm bảo tiến độ học tập của học viên.

Chương trình học » Đăng ký học »